Với nguồn tài nguyên phong phú từ biển cả, khí hậu & ưu đãi từ thiên nhiên, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, nhờ những ưu điểm này mà việc xuất khẩu thủy sản cũng như các mặt hàng nông sản đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Container lạnh cũng vì thế mà được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, hẳn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng thường xuyên thắc mắc:“Vì sao hãng tàu lại thông báo container bị yếu nhiệt độ sau khi container chất đầy hàng lạnh được hạ tại cảng và chuẩn bị bốc lên tàu?”
Để lý giải vấn đề này thì điều đầu tiên chúng ta cần lưu ý rằng: Container lạnh (refer container) được thiết kế chỉ để duy trì nhiệt độ hàng hóa chứ không có chức năng làm mát, làm lạnh hàng hóa bên trong. Do vậy, hàng hóa cần phải được làm lạnh đến nhiệt độ cài đặt trước khi đóng vào container nhằm đảm bảo nhiệt độ duy trì ổn định.
Người vận chuyển nhận được container khi chúng đã được đóng kín và niêm chì, họ chỉ được cho biết rằng hàng hóa “như khai báo” thông qua các giấy tờ cơ bản. Chính vì điều đó, họ có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của container và yêu cầu người gửi hàng ký CÔNG VĂN YẾU NHIỆT ĐỘ (LOI) để xác nhận việc vẫn đồng ý tiếp tục xuất hàng khi container chứa hàng đó đang bị yếu nhiệt độ so với nhiệt độ cài đặt. Và thông thường, khi máy lạnh của container vẫn hoạt động tốt nhưng nhiệt độ chênh lệnh ± 3 độ C (so với nhiệt độ cài đặt) thì hãng tàu mới đồng ý xếp container hàng lên tàu vận chuyển mà không yêu cầu làm LOI (một số hãng tàu thì thậm chí chênh lệch 1oC cũng bắt làm LOI).
Bài viết này Oceanus mong muốn chia sẻ một vài trường hợp phổ biến khiến container bị yếu nhiệt độ để hàng hóa vận chuyển bằng container lạnh giảm thiểu rủi ro hư hỏng.