Trong xuất nhập khẩu hàng hóa nguy cơ gặp phải những rủi ro, tai nạn khó có thể lường trước được đến từ thiên nhiên như động đất, sấm sét, bão lũ, biển động, gió giật hay sóng dữ gây lật tàu hoặc nghiêng tàu làm gãy thân tàu, vỡ thủng tàu, hư hỏng máy móc thiết bị, từ đó gây ra những tổn thất cho hàng hóa, thiết bị: hàng đè lên nhau, dập vỡ, rò rỉ,… Cũng có không ít những trường hợp xảy ra rủi ro trên biển do tàu bị va đập, mắc cạn, chìm đắm hoặc thậm chí hỏa hoạn gây ra không ít tổn thất về giá trị hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Và hơn thế, ở các doanh nghiệp Việt Nam đang dần thay đổi tập quán về việc xuất hàng theo các điều khoản CIF, CIP… và nhập khẩu theo FOB thay thế cho lối mòn xuất FOB và nhập CIF. Theo đó, việc các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn trong việc mua bảo hiểm hàng hóa là điều trở nên cần thiết nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro tổn thất cho hàng hóa ở mức thấp nhất.
Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là một chế độ cam kết và bồi thường, theo đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất, hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và trả cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Bản chất thật sự của bảo hiểm là gì?
Bản chất của bảo hiểm là sự phân chia rủi ro của một hay một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu (vì trên thực tế, Bảo hiểm không thể ngăn rủi ro xảy ra).
Bên cạnh đó là những điểm lưu ý khi mua bảo hiểm theo Incoterm 2010 dựa trên thời điểm chuyển giao rủi ro giữa shipper và consignee để lựa chọn việc bảo hiểm hàng hóa sao cho phù hợp nhất giữa 2 bên và rủi ro về tổn thất hàng hóa ở mức thấp nhất.
Qua đây, Oceanus cũng muốn chia sẻ thêm một số kiến thức vể bảo hiểm hàng hóa nhằm giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về bảo hiểm giúp giảm thiểu tổn thất cho hàng hóa xuất nhập khẩu.