Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, phòng thương mại quốc tế (ICC- international chamber of commerce) đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms- international commercial terms) và ra đời lần đầu tiên vào năm 1936. Sau nhiều lần thay đổi thì Incoterms cũng được hoàn thiện và đổi mới theo biểu hiện tính năng động và thực tiễn. Và phiên bản được sử dụng phổ biến hiện nay là Incoterms 2010 với 11 điều kiện thương mại chia làm 2 nhóm chính theo việc sử dụng các loại hình phương thức vận tải: bất kỳ phương thức vận tải nào (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP) và phương thức vận tải biển (FAS, FOB, CFR, CIF).
Tuy nhiên, để hiểu hơn về nội dung Incoterms 2010, chúng ta cần tìm hiểu trước một số nội dung liên quan Incoterms như sau: tính chất pháp lý của Incoterms, mục đích của Incoterms và đối tượng sử dụng Incoterms để sử dụng hợp lý các điều kiện giao hàng này.
- Tính chất pháp lý của Incoterms
+ Incoterms là văn bản do ICC ban hành, không phải tổ chức liên chính phủ (có quyền lực) nên Incoterms chỉ có tính chất pháp lí tùy biến đối với các hội viên cũng như các bên liên quan.
+ Tất cả các phiên bản Incoterms đều còn nguyên hiệu lực nên khi sử dụng trong hợp đồng mua bán phải nói rõ là áp dụng phiên bản Incoterms năm nào.
+ Chỉ khi trong hợp đồng mua bán có áp dụng Incoterms thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực hiện đối với các bên liên quan.
+ Các điều khoản trong Incoterms được các bên thỏa thuận trước là không thực hiện, hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong Incoterms hoặc có thể bổ sung những điều khoản trong hợp đồng mà Incoterms không đề cập.
+ Nếu nội dung Incoterms có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia có tính pháp lý cao hơn. Các phán quyết của tòa án các cấp (quốc gia hay quốc tế) có thể phủ nhận các điều khoản Incoterms.
- Mục đích sử dụng Incoterms
+ Phân chia chi phí giữa người bán và người mua
+ Xác định địa điểm, tại đó rủi ro mất mát, hư hỏng về hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua.
+ Xác định ai là người có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Chuyển giao chứng từ về hàng hóa.
- Đối tượng sử dụng Incoterms
+ Incoterms tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm tra xem chứng từ xuất trình theo L/C.
+ Dựa vào Incoterms đã áp dụng trong hợp đồng giúp các nhà bảo hiểm xác nhận người chịu trách nhiệm hàng hóa khi có tổn thất xảy ra.
+ Căn cứ vào điều kiện Incoterms để xác định chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển người mua hay người bán chịu trách nhiệm.
Một số lưu ý về điều khoản Incoterms 2010
EXW:
- Trách nhiệm người bán ở mức tối thiểu, trách nhiệm người mua ở mức tối đa.
- Tức là người bán không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì về chi phí, rủi ro cho hàng hóa (như vận chuyển, hải quan xuất/nhập khẩu) khi hàng hóa đã ra khỏi kho. Mọi người cũng có thể nhớ E như Easy, W như Work, vậy sẽ là dễ dàng cho công việc của người bán.
FCA:
- Ở những điều kiện thuộc nhóm F, mọi người có thể nhớ F là Free có thể hiểu chữ F đứng trước cụm từ gì thì tại thời điểm đó người bán không còn trách nhiệm với hàng hóa.
- Như với FCA (Free Carrier) trách nhiệm của người bán sẽ không còn khi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải thứ 1 (Carrier) tại cơ sở của người bán.
FAS
- Free Alongside Ship tức là tại thời điểm Alongside Ship (dọc mạn tàu) người bán sẽ không còn trách nhiệm gì với hàng hóa. Như vậy, người bán phải chịu chi phí thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng hóa xếp dọc mạn tàu và chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển cũng như quá trình xếp hàng hóa, khi hàng hóa được xếp dọc mạn tàu hoàn chỉnh thì trách nhiệm của người bán sẽ dừng lại.
FOB
- Free On Board tức là tại thời điểm On Board (trên tàu) trách nhiệm của người bán sẽ không còn. Với điều kiện này, trách nhiệm về chi phí và rủi ro của người bán chỉ dừng lại khi hàng hóa được xếp lên tàu, như vậy người mua sẽ không phải lo lắng hàng hóa bị vỡ khi chuyển từ mạn tàu lên trên tàu do người bán sẽ có trách nhiệm cẩu hàng và sắp xếp lên tàu.
CFR
- Nhóm C là nói đến thêm chi phí (C là Cost) người bán sẽ lo thêm từ việc thuê tàu, đến việc chuyên chở và bốc hàng, cũng như bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở.
- Như với CFR (Cost and Freight) ngoài các chi phí của FOB (chi phí dừng lại khi xếp hàng lên tàu) thì người bán phải chịu thêm chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích, còn chi phí dỡ hàng tại cảng đích (nếu có) do thỏa thuận hai bên. Tuy nhiên, trách nhiệm về rủi ro hàng hóa của người bán đã dừng lại ở cảng đi.
- Với CPT người bán sẽ chịu chi phí như CFR tức là chi phí cho đến khi hàng hóa đến cảng đích (bao gồm chi phí vận chuyển và chi phí hải quan xuất khẩu). Nhưng trách nhiệm về rủi ro hàng hóa của người bán được chuyển giao sang người mua tại nơi giao hàng cho phương tiện vận tải thứ 1.
CIP:
- Tại CIP trách nhiệm về chi phí và rủi ro giống hệt CPT, nhưng người bán sẽ phải chịu thêm chi phí bảo hiểm hàng hóa (nên trong tên điều kiện có thêm chữ I).
DAT
- Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến đưa hàng hóa đến và dỡ hàng tại bến ở cảng hoặc nơi đến mà người mua chỉ định.
DAP
- Người bán chịu chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện vận tại một bến đã quy định theo thỏa thuận. Tuy nhiên chi phí hải quan nhập khẩu cho người mua chịu.
DDP
- Điều kiện DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.
- Người bán có nghĩa vụ thông quan xuất/nhập khẩu cho hàng hóa và chịu mọi chi phí liên quan.
Bảng tóm tắt nội dung Incoterms 2010