KINH NGHIỆM ÁP DỤNG INCOTERMS 2010
Trong xuất nhập khẩu hàng hóa luôn có những rủi ro rình rập, trong đó việc hàng hóa trong container bị rút ruột là một trong những sự việc thường gặp và mang đến rủi ro lớn cho cả Consignee và Shipper. Vì thế, bài viết này nhằm chia sẻ một ví dụ điển hình cho sự việc container bị rút ruột để mọi người cùng tham khảo.
Qua đó, khi áp dụng các điều kiện trong Incoterms 2010 cần lưu ý với các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF khi giao hàng bằng container thì những điều kiện này không phù hợp vì khâu vận chuyển hàng từ CY (bãi container) hay ICD (cảng nội địa) ra Terminal (điểm tập kết hàng hóa) để xếp lên tàu đi nước ngoài hoàn toàn do người vận tải đảm nhiệm. Hiệu lực hợp đồng bảo hiểm thông thường cũng bắt đầu từ khi hàng được giao cho đại lý vận tải. Do không nắm vững các quy định này trong Incoterms 2010, đa số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng chở bằng container đã ký hợp đồng theo điều kiện CIF thay vì lẽ ra phải ký theo điều kiện CIP do CIP thường được sử dụng với vận tải đường bộ còn CIF thì sử dụng với vận tải đường biển và đường không, CIF thường đi kèm với địa điểm là tên cảng vận tải quốc tế còn CIP đi kèm với một địa điểm nội địa nên khi áp dụng không đúng điều kiện Incoterms 2010 sẽ dẫn đến hậu quả là nếu có hư hỏng mất mát xảy ra trên quãng đường từ CY hay ICD ra Terminal, cụ thể là trường hợp container bị “rút ruột” như trên thì bảo hiểm chắc chắn từ chối bồi thường và người bán khó lòng khước từ trách nhiệm bồi thường với người mua.