TRÊN VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
Bất kỳ nội dung nào thể hiện trên B/L đều cho thấy trách nhiệm cũng như đảm bảo quyền lợi của người mua, người bán và người chuyên chở. Ngoài ra, nội dung trên B/L cũng là điều kiện cơ sở để ngân hàng kiểm tra chứng từ nhằm thanh toán quốc tế giữa bên mua và bán.
Trong đó, ghi chú On Board hay nói theo nghĩa tiếng Việt là ghi chú “Đã bốc hàng lên tàu” là nội dung trên B/L nhằm xác nhận người chuyên chở đã xếp hàng hóa lên tàu. Và việc hàng hóa đã được xếp lên tàu không chỉ liên quan đến quyền lợi của người mua, người bán mà còn là cơ sở để ngân hàng kiểm tra chứng từ bảo hiểm nên được tất cả các bên tham gia thương mại và thanh toán quốc tế, vì thế nội dung này cũng đặc biệt được quan tâm khi thể hiện trên B/L.
❓❓❓ Vậy ghi chú On Board trên vận đơn đường biển là cần hay không cần?
Việc ghi chú On Board trên nội dung của B/L là cần thiết khi những nội dung của B/L không chỉ ra một cách rõ ràng rằng hàng hóa đã được xếp lên con tàu được xuất phát tại cảng đi đúng như quy định của L/C.
Ngược lại, nếu nội dung trên B/L đã thể hiện đầy đủ tên của người chuyên chở, chỉ rõ hàng hóa đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng giao hàng quy định, chỉ rõ việc giao hàng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng theo quy định trong L/C thì không nhất thiết phải thêm ghi chú On Board.
✅✅✅ Những nội dung nào cần phải có trong ghi chú On Board ?
Việc có những nội dung nào trên On Board tùy thuộc vào những yếu tố sau đây:
(1) Ðó là B/L đã xếp hàng lên tàu hay B/L nhận hàng để chở?
(2) Trên B/L đã có thông tin con tàu đích danh hay không?
(3) Nội dung ở trong mục cảng đi trên B/L có phù hợp với cảng đi quy định trong L/C hay không?
(4) Trên B/L có thể hiện chặng trước hay không?
???????????? Mục đích của On Board là để xác định hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng được quy định trong L/C. Do đó, với bài viết này Oceanus muốn chia sẻ thêm đến mọi người về sự cần thiết của On Board cho từng B/L là khác nhau đây cũng là yếu tố quyết định tính hợp lệ của chứng từ trong thanh toán quốc tế.
???????????? Một số ví dụ cho từng trường hợp B/L có ghi chú On Board và B/L không cần ghi chú On Board.
+ B/L có ghi chú On Board
✅ Ví dụ: Với L/C quy định hàng được xếp từ Hải Phòng tới Oakland (California, USA). Như vậy, B/L sẽ được chấp nhận nếu B/L đó không có chặng trước – Precarriage và có in sẵn dòng chữ đã xếp hàng lên tàu – shipped on board.
+ B/L không cần ghi chú On Board
✅ Cho trường hợp 2: L/C quy định hàng được chuyên chở từ Ðà Nẵng đến Long Beach, California, USA. Người thụ hưởng xuất trình B/L “Shipped on board” chỉ ra nơi nhận hàng để chở là Hải Phòng, tàu S1 (Pre-carriage); Port of loading là Ðà Nẵng, tàu S2. Ðể được thanh toán, B/L phải chỉ rõ ngày tháng, tên cảng và tên tàu trong phần ghi chú On Board trên B/L như sau: On Board on Vessel S2 at Danang Port on (date…)
✅ Cho trường hợp 3: L/C quy định Port of loading – Anwept
Trên mục Place of receipt thể hiện:
“Anwept Vessel: MOONLIGHT III Date …”
=> Trên B/L cần có ghi chú On Board thể hiện:
Port of Loading: Anwept
Vessel: MOONLIGHT III
Date: 25/12/2010
✅ Cho trường hợp 4: B/L chỉ ra 2 cảng giao hàng là Hải Phòng và Cát Lái thì B/L phải ghi chú cụ thể ngày giao hàng ở cảng Cát Lái và ở cảng Hải Phòng.
✅ Cho trường hợp 5: B/L thể hiện Intended vessel – MOONLIGHT III
=> Ngay cả khi hàng hóa thực tế được giao trên tàu MOONLIGHT III, B/L ghi chú On Board cần thể hiện:
Vessel: MOONLIGHT III
Date: …..